Ngày 27/1, mạng xã hội chia sẻ thông tin và hình ảnh về “lời khẩn cầu” từ vườn thú Hà Nội (phường Ngọc Khánh, quận Ba Đình, Hà Nội).
“Vào những ngày Hà Nội rét đậm,đàn thú thật khốn khổ.Chúng chỉ cònbiết ôm lấy nhau mà rênFrom: web game casino. Chúng đói lắm, rét lắm, rét nữa thì chết! Con nào con nấy trơ xương. Hươu cao cổ được cho là đã không còn ở đây nữa rồi.Còn những con khác chỉ còn biết ôm nhau chờ… rét hơn thôi!”, theo nội dung bài viết.
“Lời khẩn cầu” này nhanh chóng thu hút gần 6.000 lượt tương tác, hàng nghìn bình luận và lượt chia sẻ. Đa số các bình luận đều xót xa cho đàn thú, số khác bức xúc vì cách chống rét cho động vật tại vườn thú không đảm bảo.
Trao đổi với phóng viênDân trí, ông Lê Sĩ Dũng, Tổng Giám đốc Công ty TNHH một thành viên vườn thú Hà Nội, cho biết những hình ảnh lan truyền trên mạng xã hội có từ năm 2022, thông tin đàn thú bị bỏ mặc chịu giá rét là không chính xác.
Theo ông Dũng, hàng năm vườn thú Hà Nội đều cókế hoạch chống rét cho động vật.
Đối với động vật lớn như voi, đơn vị đã lắp đặt hệ thống sưởi bằng điện, bạt che chắn hướng gió.
Đối với các khu thú dữ như hổ, báo, sư tử, gấu, công ty có hệ thống máy sưởi dầu ở tất cả chuồng thú, hoạt động 24/24 giờ trong các đợt rét đậm, rét hại.
Đối với chuồng hà mã, đơn vị có hệ thống bình nóng lạnh 400-500 lít, xả xuống bể nước để đảm bảo nhiệt độ bể nước trên 20 độ C cho hà mã đằm mình.
Khu hươu, nai ngoài trời, vườn thú đốt củi sưởi 24/24 giờ để các con vật quây quần chống rét.
“Đối với các khu chuồng thú nhỏ ngoài trời như khỉ, voọc, chúng tôi có hộp trú, dùng tôn hoặc lá cọ che chắn. Đặc biệt, đơn vị sử dụng kính cường lực để chống rét và chắn gió, đồng thời đảm bảo trưng bày cho du khách quan sát. Chúng tôi cũng lót thêm rơm rạ để thú nằm”, ông Dũng nói.
Giám đốc vườn thú Hà Nội cho biết đơn vị cũng tăng khẩu phần dinh dưỡng để tăng khả năng, năng lượng chống rét cho động vật.
Ông Dũng cho hay, với đặc tính hoang dã trong tự nhiên, các loài động vật có bản năng, có lớp lông, tích mỡ chống rét.